Chắc hẳn các bạn học lái xe nâng tại trung tâm đã biết cách đọc thông số kỹ thuật được gắn trên từng loại xe nâng đúng không. Những thông tin cơ bản của chiếc xe nâng sẽ được thể hiện trên tấm bảng nhôm hay còn được gọi là tầm thẻ namepallet được gắn trên xe nâng hàng. Dựa vào tấm namepallet bạn sẽ tìm hiểu được Model, số Serial, tải trọng, chiều cao nâng, kích thước bánh xe....
Chiều cao trung bình xe nâng – overall height sẽ tính từ điểm sàn đến điểm cao nhất khi trụ nâng không nối thêm được. Trong trường hợp này, điểm cao nhất có thể là trụ nâng hoặc là mui xe.
Chiều cao trung bình là một trong những thông số quan trọng nhất của một chiếc xe nâng. Sẽ giúp bạn dễ dàng xác định chiếc xe nâng này có phù hợp với container hàng hoặc cửa kho của mình hay không. Xe nâng hàng có thể ra vào một cách trơn tru mà không bị vướng hay không? Do đó, khi mua hoặc thuê xe nâng, bạn nên chú ý xem xét kỹ yếu tố này để tránh những vấn đề rủi ro về sau.
Trọng tâm tải – Load center là khoảng cách giữa trọng tâm của xe nâng và hàng hóa.
Chiều cao nâng – Lift height là khoảng cách giữa mép trên của càng xe và mặt đất. Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn chiều cao xe nâng phù hợp.
Trên thị trường hiện nay, hai kiểu lái thông dụng nhất là đứng lái hoặc ngồi lái,… áp dụng cho tất cả các dòng xe hiện nay như xe nâng điện tự động, xe nâng điện bán tự động, hay xe nâng dầu,…
Độ nghiêng thanh nâng – Tilt angle là góc đo của thanh nâng khi được đặt tại vị trí đứng thẳng, với khi chúng ngả về phía trước hoặc ngã về phía sau.
Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng – Length to face fork sẽ giúp bạn xác định được chiều dài thực tế của xe nâng hàng là bao nhiêu.
Bán kính chuyển hướng – Turning radius là bán kính được tạo ra khi xe đánh hết bánh lái và quay tròn lại. Với bán kính chuyển hướng, người lái xe nâng có thể canh đường đi và hàng hóa khi vận chuyển.
Khoảng cách gầm xe – Ground clearance là khoảng cách từ gầm xe xuống mặt đất. Theo đó, với nó bạn có thể tính toán khả năng di chuyển của chiếc xe này tại các đoạn đường gồ ghề, hoặc những nơi có vật cản.
Chiều cao của xe khi thanh nâng hạ thấp nhất – Mast lowered height cho bạn biết khả năng di chuyển qua cửa của từng loại xe nâng.
Chiều cao của xe khi thanh nâng lên cao nhất – Mast extended height cho bạn biết khả năng trạm trần của từng loại xe nâng khi càng nâng được nâng cao ở mức tối đa.
Chiều cao giá đỡ càng – Backrest height cho biết khả năng đỡ hàng trên cao của xe nâng là bao nhiêu m. Chẳng hạn nếu chiều cao đỡ hàng của xe nâng là 2m thì tức là xe nâng này có thể đỡ hàng hóa tại chiều cao là 2m.
Nếu bạn muốn mua xe nâng để phục vụ cho việc di chuyển hoặc xếp hàng hóa trên cao. Không nên bỏ qua thông số quan trọng này.
Độ mở càng – Fork spread là khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của càng nâng hàng hóa khi bạn thực hiện động tác đẩy hoặc thu nó vào.
Lực kéo tối đa – Max Drawbar Pull là mức kéo hàng hóa tối đa mà xe nâng có thể thực hiện được.
Việc đọc thông số khá khó khăn nếu bạn không phải là người có chuyên môn về xe nâng hàng. Nhưng Asa sẽ hướng dẫn bạn từng bước để hiểu được các thông số đang nói gì và giúp bạn nhận diện một chiếc xe nâng tốt nhất.
Không thể bỏ qua việc đăng kiểm xe nâng nếu bạn muốn sở hữu cho mình phương tiện này. Trong đó hồ sơ đăng kiểm cần phải chính xác tất cả các thông số kỹ thuật mới được coi là hợp lệ. Các thông số kỹ thuật này được in trên các tấm e tơ két để tiện cho việc kiểm tra. Cụ thể như sau:
Điền ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ ngay lập tức: