Nguyên Tắc Vận Hành Xe Nâng An Toàn

Khi lái xe nâng thì nguyên tác an toàn khi vận hành luôn là những điều mà tài xế xe nâng cần nắm vững để đảm bảo an toàn khi vận hành cho mình, những người xung quanh cũng như hàng hóa. Làm thế nào để biết nguyên tắc vận hành xe nâng? Dừng đổ xe ở đâu mới an toàn và đúng chuẩn? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về những nguyên tắc phù hợp

Quy Định Chung

  • Người được phép vận hành xe nâng hàng là những người đã được đào tạo chuyên môn và được cấp giấy chứng nhận vận hành xe nâng. Ngoài ra, người vận hành phải tham gia khóa huấn luyện an toàn vận hành xe nâng, cấp thẻ an toàn và có quyết định phân công vận hành bằng văn bản do Giám đốc công ty ký tên và đóng dấu;
  • Người vận hành phải tham gia huấn luyện an toàn vận hành xe nâng định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn vận hành xe nâng trước khi được phép vận hành;
  • Người vận hành xe nâng phải kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và đảm bảo sức khỏe theo quy định pháp luật;
  • Xe nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn và đảm bảo tem kiểm định còn hiệu lực;
  • Khi xảy ra sự cố cho xe nâng trong quá trình vận hành thì người vận hành phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tim cách sửa chữa, khắc phục. Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm thì xe nâng mới được tiếp tục sử dụng.

Nguyên tắc vận hành xe nâng an toàn

Các nguyên tắc vận hành xe nâng người lái xe không thể bỏ qua:

  • Khi khởi động và vận hành xe nâng trong phạm vi hoạt động của nó, hãy đảm bảo không có vật cản và người xung quanh.
  • Đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện khác khi xe đang hoạt động. Kiểm soát tốc độ chạy của xe, đặc biệt ở những nơi có tầm nhìn bị hạn chế.
  • Khi đang khởi động càng nâng, không được đạp bàn đạp ga. Chắc chắn rằng càng nâng phải được nâng lên cách mặt đất một khoảng nhất định để tài xế ngồi trên xe nâng có thể quan sát nó một cách dễ dàng.
  • Cần điều chỉnh cần số ở chế độ lùi hoặc tiến trước khi tăng tốc xe. Tốc độ nên để ở mức 5km/h khi xe vận hành trong các nhà xưởng, bến bãi hay nhà kho. Lưu ý việc sang số liên tục khi xe đang hoạt động sẽ giúp động cơ xe trở nên linh hoạt và giúp tuổi thọ xe kéo dài hơn.
  • Khi xe di chuyển xuống dốc: sử dụng thắng trong di chuyển và giữ tốc độ ở mức phù hợp. Khi có mang tải thì di chuyển lùi, ngược lại nếu không mang tải thì di chuyển tiến.
  • Khi xe di chuyển lên dốc: không nên để càng nâng chạm xuống mặt sàn. Khi có mang tải thì di chuyển tiến, ngược lại nếu không mang tải thì di chuyển lùi.
  • Khi dừng xe nâng: đạp bàn điều khiển tiến lùi hoặc thả chân ra khỏi bàn đạp ga. Đồng thời chân đạp thắng để giảm tốc độ xe hiện tại cho đến khi xe dừng hẳn.
  • Khi đỗ xe nâng: hạ càng nâng xuống mặt sàn đồng thời để phần nghiêng trụ nâng về phía trước. Sau đó đưa càng nâng và kéo thẳng tay để hạ càng về vị trí trung gian.
  • Khi muốn rời khỏi xe nâng: đảm bảo chìa khóa đã sang chế độ OFF, công tắc điện đều được tắt và rút chìa khóa ra khỏi ổ cắm.

Tai nạn có thể xảy ra nếu bạn vi phạm các nguyên tắc

  • Người lái xe không được đào tạo bài bản về các nguyên tắc của vật lý mà cho phép xe nâng vật nặng hơn trọng tải cho phép
  • Người lái xe không làm chủ được xe nâng
  • Vận hành xe cẩu thả hoặc sử dụng các xe không an toàn như bong tróc hoặc thiếu bộ phận,…
  • Vi phạm các kỹ thuật an toàn về thiết bị nâng

Để hạn chế tối đa các tai nạn có thể xảy ra, trước khi đưa xe nâng vào vận hành, bạn cần kiểm tra toàn bộ thiết bị. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng xe nâng bạn cũng cần tiến hành kiểm tra thiết bị định kỳ để phát hiện kịp thời các sự cố, hư hỏng. Hơn nữa, sau khi thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận hay chi tiết quan trọng trong xe lưu ý tiến hành thêm các kiểm tra và vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng.

Những hành động cấm khi nâng hàng

  • Người lên xuống khi xe nâng đang hoạt động
  • Nâng hạ, chuyển tải khi có người đứng ở bên tải
  • Người ở lại trong vùng hoạt động của thiết bị nâng
  • Thực hiện nâng tải trong tình trạng chưa ổn định hoặc móc tải không cân, thiếu móc
  • Thực hiện nâng tải bị vùi dưới đất hoặc bị các vật khác đè lên hoặc đang bị liên kết với những vật khác
  • Chuyển hướng chuyển động các cơ cấu trong khi động cơ chưa ngừng hẳn
  • Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải, vừa cho cơ cấu nâng hạ tải
  • Chỉ người đã được đào tạo mới được phép vận hành thiết bị
  • Kiểm tra và báo cáo hư hỏng, lỗi xe nâng trước và sau khi sử dụng
  • Vận chuyển hàng theo tải trọng khuyến cáo và kích thước phù hợp
  • Nĩa cần ở vị trí rộng nhất để đảm bảo quá trình nâng hạ hàng hóa được diễn ra chuẩn xác, an toàn
  • Có tư thế ngồi, đặt tay và chân hợp lý theo khuyến cáo.
  • Chú ý báo hiệu khi xe ở góc khuất, rẽ, đổi hướng. Có thể sử dụng ánh sáng từ đèn hoặc âm thanh từ còi để gây chú ý với người xung quanh.
  • Giữ vị trí kiện hàng ở khoảng cách gần mặt đất nhất và dựa vào giá đỡ bằng cách nghiêng về phía sau góc 60 độ so với phương thẳng đứng.
  • Chạy de khi xếp dỡ, nâng những kiện hàng cồng kềnh để đảm bảo tầm nhìn.
  • Điều khiển xe chạy theo hướng chéo, di chuyển từng bánh một khi cần băng qua đường ray
  • Không di chuyển hàng lên cao khi đang ở giữa dốc hoặc khung nâng đang bị nghiêng.

 

BẠN ĐANG CẦN HỖ TRỢ VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỔNG HỢP TP.HCM | Dạy Học Lái Xe Các Hạng

Điền ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ ngay lập tức: