Cách xử lý tình huống bất ngờ khi lái xe ô tô bạn cần biết

Tình huống bất ngờ khi lái xe ô tô có thể xảy ra khi bạn lái xe và dễ dàng bị hoảng loạn là điều khó tránh khỏi. Nên khi tham gia giao thông trên đường cần nhiều hơn chỉ kiến thức, kỹ thuật lái xe mà còn đòi hỏi cách xử lý tình huống trên đường.


Mất phanh

  • Đây là tình huống nguy hiểm vì nếu không bình tĩnh tài xế có thể khiến xe đâm vào xe khác hoặc vách núi. Đầu tiên, điều quan trọng nhất là tài xế phải giữ bình tĩnh để có thể nghĩ ra cách đối phó.
  • Giảm tốc bằng cách nhả chân ga, thử chân phanh bằng cách đạp nhả liên tục một vài lần, có thể phục hồi phanh do hệ thống dầu mất áp suất hoặc bó cứng.
  • Nếu thử chân phanh không hiệu quả, lập tức chuyển sang phanh động cơ kết hợp phanh tay. Phanh động cơ tức dùng số, lần lượt chuyển về các số thấp hơn. Với xe số tự động, chuyển cần số về D3, rồi D2, D1 tương ứng để động cơ hãm xe lại từ từ. Trên một số xe có thể là chế độ số tay M (+,-) hoặc số thể thao S (+,-), với kiểu ký hiệu này thì chuyển về (-) đến số thấp.
  • Bên cạnh đưa cần số về số thấp, tài xế kéo từ từ phanh tay để cảm nhận độ bám. Không giật mạnh phanh tay bởi xe đang chạy nhanh, mà phanh tay chỉ tác dụng vào hai phanh sau, có thể khiến xe khóa bánh, mất lái. Nếu sau khi kéo phanh tay mà xe có cảm giác trượt, mất lái, lập tức hạ phanh tay để lấy lái.
  • Tài xế không được tắt máy vì như thế sẽ mất hết những trợ lực, tăng quán tính xe trôi càng nhanh. Cuối cùng nếu đường quá dốc hoặc đông, hãy tìm vật cản đâm vào, vật cản mềm như bụi cây càng tốt để giảm chấn thương.

Nổ lốp xe

  • Để sống sót khi nổ lốp, bạn hãy tưởng tượng mình đang bị cảnh sát đuổi. Hãy nhấn ga và lái thẳng lên phía trước. Tiếng lốp nổ khiến hầu hết tài xế giật mình và mắc sai lầm là cho xe chậm dần để tấp vào lề đường. Với chiếc lốp hỏng và đặc biệt ở tốc độ cao, phanh gấp và lái xe vào lề đường khiến bạn dễ gây tai nạn hơn bao giờ hết.
  • Các chuyên gia ở Edmunds đào tạo tài xế bằng cách ngồi ở ghế sau và cho lốp nổ bằng thuốc nổ loại nhẹ. Gần như không ai mất lái và dưới đây là những bước các học viên đã làm: 
  • Giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này đóng vai trò quan trọng, giúp bạn trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái chết người. 
  • Sau 2 giây, bạn từ từ nhả chân ga. Lực tác động của chiếc bánh bị nổ khiến chiếc xe chậm dần đến khi dừng hẳn. 
  • Quãng thời gian 2 giây có thể khiến nhiều tài xế cảm thấy khó ước lượng. Theo Edmunds, quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe xuống khoảng 45 km/h, bật xi-nhan để tấp vào lề đường. 
  • Những hướng dẫn trên ở điều kiện lý tưởng. Trong trường hợp cần phải phanh sau khi giữ được lái, hãy nhớ thực hiện một cách nhẹ nhàng. 
  • Theo thống kê, hầu hết các vụ nổ lốp xảy ra trên đường cao tốc, thời tiết nóng và lốp non hơi. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp hoặc sử dụng hệ thống hiển thị. 

Kẹt chân ga

  • Trước hết, bạn cần đạp mạnh chân phanh và giữ lực đều, tuyệt đối không nhấp nhả hay đạp thốc nhiều lần vì có thể làm mất đi trợ lực của phanh. Tiếp theo, nếu là xe số sàn thì bạn hãy đạp hết côn để cắt truyền động. Sau đó cho xe về số N, giữ đều phanh và cẩn thận đỗ xe bên đường chờ cứu hộ đến.

Xe bị mất lái khi vào cua

Mất bám bánh trước hay bánh sau khi vào cua đều khiến cho xe không đi đúng quỹ đạo và dễ gây tai nạn. Nếu mất bám bánh trước, xe sẽ chạy thẳng ra lề đường chứ không vào cua, còn nếu mất bám bánh sau thì xe sẽ quăng đuôi. Trong 2 trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách xử lý sau đây:

Khi mất bám bánh trước

  • Tài xế cần giảm tốc độ nhưng không nên đạp phanh gấp vì dễ khiến xe bị bó, trượt và làm mất độ bám trên đường. Với những xe có ABS, tài xế có thể đạp phanh nhẹ. Vì hệ thống ABS có nhận biết trượt bánh kích hoạt, áp dụng lực phanh lên bánh sau nhiều hơn, làm giảm tốc độ xe nên bánh không bị trượt.  Ngoài ra, tài xế cũng cần trả lái về hướng gần thẳng hoặc thẳng để giúp cho chiều lăn và trượt của lốp gần trùng nhau. Sau đó, tài xế chỉ cần đánh lái vào cua để tiếp tục hành trình.

Khi mất bám bánh sau

  • Lúc này, xe có xu hướng quay tròn, vì vậy người lái không được nhìn theo hướng xe xoay mà cần nhìn theo hướng muốn đi tới. Khi đã xác định được đúng hướng, bạn cần đánh lái ngược về hướng muốn đi tới để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe. 

Dừng gấp khi không có ABS

  • ABS là viết tắt của Anti-Lock Braking System, nghĩa là hệ thống chống bó cứng phanh, có tác dụng chống lại việc bánh xe trượt dài khi phanh gấp. Đối với những xe ô tô chưa có hệ thống ABS, khi tài xế gặp sự cố và buộc phải giảm tốc độ một cách đột ngột sẽ khiến cho xe bị trật khỏi hướng đi mong muốn, có thể va chạm vào phương tiện đàn cùng lưu thông trên đường rất nguy hiểm.
  • Vấn đề cần giải quyết lúc này là làm sao để xe dừng lại một điểm như ý muốn, vì vậy bạn hãy nhả chân ga ra từ từ và nhấp từng chút một theo kiểu nhấp nhả, đồng thời kết hợp với tay lái xe để xe dừng đúng chỗ.

Tránh tai nạn với ABS

  • Trong tiếng Anh, các chuyên gia rút ra 3 chữ "S" quan trọng nhất với ABS. Đó là "Stomp, Stay and Steer - đạp mạnh, giữ và lái". Công dụng hữu ích nhất của ABS là cho phép tài xế điều khiển xe bình thường dù đạp hết chân phanh.
  • Tuy nhiên, có một vấn đề là tài xế thường bị "choáng" trước các sự cố và có xu hướng đánh lái quá nhiều về một hướng. Điều này rất nguy hiểm vì ở tốc độ cao, chỉ cần đánh lái nhẹ, quãng đường di chuyển đã rất dài. Sự mất lái lại khiến họ càng sợ và nhả phanh ra khiến ABS mất tác dụng.
  • Để luyện tập, bạn có thể dùng những chai nước đặt vuông góc với hướng lái ở một nơi thuận lợi. Bắt đầu nhấn ga, đến gần hãy phanh mạnh, đánh lái để vòng qua chướng ngại vật trên. Hãy cố gắng kiên trì và đừng tiếc xe bởi cái quý giá nhất là kinh nghiệm để bạn tự tin xử lý.
  • Mặc dù đây là tình huống thường xuyên xảy ra nhưng nhiều người không biết phải làm những gì và kết quả thường rất tồi tệ.

 

Bài viết liên quan

BẠN ĐANG CẦN HỖ TRỢ VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỔNG HỢP TP.HCM | Dạy Học Lái Xe Các Hạng

Điền ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ ngay lập tức: