Những quy định luật mới về bằng lái xe bạn cần biết

Quy định về bằng lái xe hiện nay, liên quan đến việc học, thi cấp bằng và sử dụng bằng lái xe ô tô sẽ có nhiều thay đổi theo hướng quản lý chặt hơn, phạt nặng hơn nếu vi phạm. Cùng GPEH tìm hiểu Những điều cần biết về giấy phép lái xe (Mới nhất). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Giấy phép lái xe là gì? Do cơ quan nào cấp?

Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm “Giấy phép lái xe”. Tuy nhiên, có thể hiểu Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô, xe tải, xe buýt, xe khách, xe container hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Trong đó, căn cứ Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe gồm:

  • Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.
  • Sở Giao thông vận tải: Cấp Giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bằng lái xe có mấy loại?

Căn cứ vào quy định của Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe tại Việt Nam được phân ra 10 hạng bằng lái sau đây:

Giấy phép lái xe máy và mô tô

  • Bằng lái xe hạng A1: Cho phép bạn điều khiển các loại xe máy, xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến 175cc. Đặc biệt, nó còn được cấp cho người khuyết tật để họ điều khiển xe ba bánh.
  • Bằng lái xe hạng A2: Dành cho người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên và bao gồm tất cả các phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe hạng A1.
  • Bằng lái xe hạng A3: Được cấp cho người điều khiển xe máy ba bánh, xe lam ba bánh, xích lô xe máy và tất cả các loại phương tiện được quy định trong giấy phép lái xe A1.
  • Bằng lái xe hạng A4: Dành cho người lái xe điều khiển các loại máy kéo nhỏ với tải trọng lên tới 1000 kg.

Bằng lái xe ô tô

Bằng lái xe hạng B1: Có 2 loại, dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) và cả số sàn + số tự động (không hành nghề lái xe). Giấy phép lái xe B1 tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các phương tiện sau:

  • Ô tô kỹ thuật số tự động chở người tới 9 chỗ, kể cả chỗ ngồi dành cho tài xế.
  • Ô tô tải bao gồm cả ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3500 kg.
  • Bằng lái xe hạng B2: Khác với bằng lái xe hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe còn bằng lái xe hạng B2 dành cho người hành nghề lái xe. Do đó, nếu bạn muốn lái xe taxi, bạn chắc chắn phải có bằng lái xe B2.
  • Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người lái xe được phép điều khiển xe chuyên dụng có trọng tải được thiết kế dưới 3500kg và tất cả các loại xe được quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.

Bằng lái xe hạng C

Được cấp cho người lái xe để điều khiển các phương tiện sau:

  • Xe tải, xe tải chuyên dụng, xe chuyên dụng có trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
  • Máy kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Bằng lái xe hạng D

  • Cho phép bạn điều khiển tất cả các loại xe khách từ 10 đến 30 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ của tài xế lái xe và các phương tiện được chỉ định trong giấy phép lái xe B1, B2 và C.

Lưu ý: Đối với giấy phép lái xe từ hạng D trở lên bạn không thể học trực tiếp để lấy bằng lái xe mà phải được nâng cấp từ bằng cấp thấp hơn có thể là bằng lái xe B2 hoặc C. Với bằng lái xe hạng D người học bắt buộc phải có trình độ trung học phổ thông trở lên.

Thay đổi trong quy chế đào tạo theo luật mới về bằng lái xe

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung điều 47 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về quy định đào tạo, giám sát các buổi học bằng lái xe 2022 như sau:


Quản lý quy trình học bằng lái xe ô tô thông qua thiết bị giám sát

  • “Cơ sở đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 31 tháng 12 năm 2021; trang bị và sử dụng thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 01 tháng 01 năm 2022”.
  • Theo đó, năm 2022, việc học lái xe ô tô của học viên sẽ được kiểm soát chặt hơn thông qua các thiết bị giám sát. Do vậy, học viên phải tham gia đầy đủ khóa học thì mới được đăng ký thi sát hạch cấp bằng lái xe ô tô.

Học lái xe ô tô với cabin mô phỏng theo luật mới về bằng lái xe

Cũng theo điều khoản này, cơ sở đào tạo sẽ trang bị cabin mô phỏng để dạy lái xe ô tô từ 1.7.2022. Thêm vào đó, thời gian thực hành trên cabin học lái xe ô tô của 1 học viên được quy định cụ thể tại Khoản 9 và khoản 10 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:

  • Chương trình đào tạo lái xe hạng B1, B2, C: 3 giờ
  • Chương trình đào tạo nâng hạng lái xe (nâng hạng từ B1 tự động số lên B1 thì không phải học): 1 giờ
  • Dù chỉ là thiết bị mô phỏng nhưng ca bin học lái xe lại đem đến cho học viên những trải nghiệm khá chân thực về địa hình và các tình huống giao thông khi điều khiển xe ô tô trên đường.
  • Thêm môn học nhưng giữ nguyên tổng thời gian đào tạo lái xe.

Thông tư quy định về nội dung học trong chương trình đào tạo như: kỹ thuật lái, văn hoá giao thông, thực hành. Cụ thể:

“Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và ca bin học lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư này, cụ thể như sau:

  • Số giờ học kỹ thuật lái xe của học viên học lái xe hạng B1, B2, C bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
  • Số giờ học môn đạo đức và văn hóa giao thông của học viên học lái xe nâng hạng bao gồm cả thời gian học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông;
  • Số giờ học thực hành lái xe trên 1 xe tập lái, gồm cả thời gian học lái xe trên ca bin học lái xe ô tô

Thay đổi luật thi theo luật mới về bằng lái xe

Khoản 12 Điều 2 Thông tư 01/2021 từ ngày 1.6.2022 quy định:

  • “Trung tâm sát hạch lái xe sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe từ ngày 01 tháng 6 năm 2022”.

Điều này có nghĩa là học viên phải thi thêm thi sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông; thi sát hạch trong cabin ô tô mô phỏng. Theo đó, người thi sát hạch sẽ phải trải qua 4 nội dung thi:

  • Sát hạch lý thuyết
  • Thi trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông
  • Thực hành lái xe trong hình
  • Thực hành lái xe trên đường

Đối với việc thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái xe ô tô 2022: Căn cứ Khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, việc công nhận kết quả đối với người thi bằng lái xe ô tô 2022 ở tất cả các hạng được đánh giá dựa trên các trường hợp như sau:

  • Không đạt lý thuyết: không được thi lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng.
  • Không đạt nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng: không được thi thực hành trong hình.
  • Không đạt nội dung thi thực hành trong hình: không được thi sát hạch lái xe trên đường.
  • Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành trong hình nhưng không đạt nội dung lái xe trên đường: được bảo lưu kết quả trong vòng 1 năm.
  • Đạt cả lý thuyết, lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng và thực hành lái xe (trong hình và trên đường): được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe

 

Bài viết liên quan

BẠN ĐANG CẦN HỖ TRỢ VỀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TỔNG HỢP TP.HCM | Dạy Học Lái Xe Các Hạng

Điền ngay thông tin bên dưới để được hỗ trợ ngay lập tức: